Top ngành nghề kỹ sư tốt nhất

Nghề nghiệp kỹ sư là một phạm trù rất rộng, đề cập đến các công việc sử dụng khoa học và toán học để giải quyết các vấn đề khác nhau. Các kỹ sư làm việc trong các vị trí khác nhau bao gồm kỹ thuật cơ khí, điện, hóa chất, dân dụng và môi trường,… Cũng bởi vì nghề nghiệp kỹ sư là một lĩnh vực rộng như vậy, có nhiều chức danh khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu top ngành nghề kỹ sư tốt nhất nhé.

Ngành kỹ sư có đa dạng các vị trí công việc khác nhau như kỹ sư cầu đường, kỹ sư cơ khí, kỹ sư môi trường, kỹ sư điện,… Nếu bạn yêu thích công việc kỹ sư cơ khí thì cần tìm hiểu về mô tả công việc, các chức danh của vị trí này để lựa chọn cho mình con đường đi đúng đắn. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều việc làm kỹ sư để bạn lựa chọn, tùy theo sở thích và khả năng mà bạn sẽ biết mình nên theo công việc gì.

 

Những việc làm kỹ sư phổ biến, nhiều người theo đuổi

I. Yêu cầu trình độ với ngành nghề kỹ sư

Hầu hết các vị trí kỹ sư đều yêu cầu tối thiểu bằng cử nhân trong lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến công việc. Tuy nhiên, một số vị trí nhất định (đặc biệt là về kỹ thuật vật liệu) có thể chấp nhận bằng cấp liên kết. Nhìn chung, các công việc kỹ sư đều được trả lương tốt và có triển vọng nghề nghiệp.

II. Top ngành nghề kỹ sư tốt nhất

Dưới đây là danh sách một số chức danh công việc kỹ sư phổ biến nhất và trách nhiệm tương ứng.

1. Kỹ sư hàng không vũ trụ

Các kỹ sư hàng không vũ trụ thiết kế máy bay, tàu vũ trụ, vệ tinh và hệ thống tên lửa. Họ cũng chịu trách nhiệm phân tích, thiết kế và thử nghiệm các nguyên mẫu để đảm bảo chúng hoạt động trơn tru theo đúng thiết kế. Chức danh công việc liên quan:

  • Kỹ sư hàng không vũ trụ.
  • Kỹ sư vật liệu.
  • Kỹ sư ổn định hệ thống.
  • Kỹ sư nghiên cứu và phát triển.

2. Kỹ sư y sinh

Kỹ sư y sinh làm việc trong ngành khoa học sinh học và y tế. Họ thiết kế, tạo mới và cải tiến một số giải pháp liên quan đến chăm sóc sức khỏe, bao gồm các thiết bị y tế như máy MRI, hệ thống máy tính chăm sóc sức khỏe hoặc các sáng kiến y tế như chân tay giả và các bộ phận nhân tạo. Chức danh công việc liên quan:

  • Kỹ sư sinh học.
  • Kỹ sư y sinh.
  • Kỹ sư đảm bảo chất lượng.
  • Kỹ sư kiểm soát chất lượng.
  • Kỹ sư nghiên cứu và phát triển.

3. Kỹ sư hoá học

Các kỹ sư hóa học kết hợp kiến thức hoá học với vật lý, toán học và sinh học để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều loại vật chất. Họ thiết kế và thực hiện các hệ thống kiểm soát tương tác các chất, tạo ra quy trình để cải thiện sản phẩm từ nhiên liệu đến thực phẩm, thuốc men. Chức danh công việc liên quan:

  • Kỹ sư hoá học.
  • Kỹ sư luyện kim.
  • Kỹ sư mỏ.
  • Kỹ sư dầu khí.

4. Kỹ sư xây dựng

Kỹ sư xây dựng là người lên kế hoạch, thiết kế, xây dựng và duy trì các cấu trúc cơ sở hạ tầng khác nhau, bao gồm cầu – đường, tòa nhà hoặc hệ thống xử lý nước,… Họ thường làm việc tại công trường xây dựng. Chức danh công việc liên quan:

  • Kỹ sư trưởng.
  • Kỹ sư xây dựng.
  • Kỹ sư vận hành.
  • Kỹ sư phòng cháy chữa cháy.
  • Kỹ sư đường ống ứng suất.
  • Kỹ sư thiết kế hồ chứa nước.
  • Kỹ sư kết cấu.
  • Kỹ sư hàn.

Không khó để tìm được việc làm kỹ sư xây dựng bởi nhu cầu tuyển dụng hiện nay tăng cao. Tuy nhiên, để chủ động khi ứng tuyển vào công ty, doanh nghiệp tốt thì bạn hãy tạo CV xin việc kỹ sư xây dựng trước tiên. Khi gặp tin đăng tuyển dụng phù hợp, hãy cân nhắc kỹ càng và nộp hồ sơ để có cơ hội công việc ưng ý nhé.

5. Kỹ sư điện

Kỹ sư điện và điện tử là người thiết kế, phát triển và quản lý sản xuất thiết bị điện, điện tử như các hệ thống GPS, hệ thống chiếu sáng, robot, hệ thống điều khiển từ xa,… Chức danh công việc liên quan:

  • Kỹ sư thiết kế điện và điện tử.
  • Kỹ sư điện.
  • Kỹ sư cơ điện.
  • Kỹ sư điện tử (không phải máy tính).
  • Kỹ sư thiết bị.
  • Kỹ sư I & C.
  • Kỹ sư tần số vô tuyến (RF).
  • Kỹ sư trạm biến áp.
  • Kỹ sư truyền dẫn.

6. Kỹ sư môi trường

Kỹ sư môi trường làm việc trong các ngành khoa học sinh học, hóa học và môi trường để giải quyết vấn đề liên quan đến môi trường. Họ có thể phát triển và thực hiện các hệ thống liên quan đến xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm nước và không khí, hoạt động nông nghiệp hoặc y tế công cộng. Họ thường làm việc cho chính phủ. Chức danh công việc liên quan:

  • Kỹ sư nông nghiệp.
  • Kỹ sư môi trường.
  • Kỹ sư địa chất.

7. Kỹ sư công nghiệp

Các kỹ sư công nghiệp làm việc để cải thiện quy trình hoặc hệ thống sản xuất. Họ cố gắng giảm thiểu, hạn chế sự lãng phí thời gian, tiền bạc, vật liệu, năng lượng hoặc các tài nguyên khác. Kỹ sư công nghiệp có thể làm việc cho một nhà máy sản xuất hoặc tư vấn. Chức danh công việc liên quan:

  • Kỹ sư điều khiển.
  • Kỹ sư thiết kế.
  • Kỹ sư công nghiệp.
  • Kỹ sư hậu cần.
  • Kỹ sư bảo trì.
  • Kỹ sư sản xuất.
  • Kỹ sư hạt nhân.
  • Kỹ sư vận hành.
Việc làm kỹ sư công nghiệp có vất vả không?

8. Kỹ sư cơ khí

Các kỹ sư cơ khí nghiên cứu chuyển động, năng lượng và lực tác động để phát triển các giải pháp khác nhau cho hệ thống cơ khí. Họ thường phát triển và cải tiến hệ thống nhỏ như cảm biến hoặc hệ thống lớn hơn như máy công cụ. Chức danh công việc liên quan:

  • Kỹ sư ô tô.
  • Kỹ sư lò hơi.
  • Kỹ sư thiết bị.
  • Kỹ sư cao áp.
  • Kỹ sư hàng hải.
  • Kỹ sư cơ khí.
  • Kỹ sư tuabin.

9. Kỹ sư phần mềm/phần cứng

Kỹ sư phần mềm/phần cứng chịu trách nhiệm thiết kế và tạo ra các hệ thống phần mềm hoặc phần cứng tiên tiến cho máy tính. Họ sử dụng các thuật toán hoặc kỹ thuật để tạo ra những công cụ hiện đại hoặc phần cứng mới, thường xuyên kiểm tra và đánh giá các hệ thống. Chức danh công việc liên quan:

  • Kỹ sư ứng dụng.
  • Kỹ sư phần cứng máy tính.
  • Kỹ sư phần mềm.
  • Kỹ sư Front-end.
  • Kỹ sự mạng.
  • Kỹ sư bảo mật thông tin.
  • Kỹ sư giao diện người dùng (UI).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *